Thời xưa, cụ Phan Bội Châu đã phát động Phong trào Đông du kêu gọi thanh niên Việt Nam qua Nhật học tập, chuẩn bị lực lượng, thời cơ giành độc lập cho nước nhà.
Ngày đăng: 05-03-2015
2976 lượt xem
Một thập kỷ gần đây, những mất mát do thiên tai có làm chậm lại đôi chút tiến trình phát triển của Nhật, nhưng vẫn không làm mất đi vị thế của nước Nhật trên trường quốc tế. Những tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực công nghiệp của Nhật như Toyota, Mitshubishi, Honda, Sony... vẫn là những điển hình cho thành công của nền kinh tế Nhật và con người Nhật.
Lý do của những thành công ấy là gì? Câu trả lời chỉ có thế là con người và tinh thần của người Nhật - tinh thần của các chiến binh Samurai: không bỏ cuộc. Chính tinh thần này đã tạo nên sự phát triển thần kỳ của nước Nhật sau cách mạng Minh trị, đưa nước Nhật vào hàng ngũ các cường quốc trên thế giới.
Có thể điểm qua một số yếu tố làm nên thành công của nước Nhật như sau:
- Tính đoàn kết và tinh thần làm việc tập thể cao.
- Sự trung thành và lao động hết mình vì doanh nghiệp.
- Áp dụng công cụ quản trị hiện đại có kết hợp yếu tố đặc trưng của Nhật Bản như như TQM (quản lý chất lượng toàn diện) 5S, Quản lý tinh gọn (Lean) hay như phong cách quản trị Toyota way.
- Tính liên kết trong chuỗi giá trị của các doanh nghiệp Nhật rất cao.
- Biết sắp xếp và tối ưu hóa nguồn lực trong doanh nghiệp nhằm mang lại giá trị cao nhất.
- Tinh thần không bỏ cuộc như các chiến binh Samurai.
“Ngôi sao” Samsung của Hàn Quốc có được sự phát triển vượt bậc như ngày hôm nay cũng là nhờ vào việc họ đã học được những tinh hoa của người Nhật, kết hợp với sự quyết tâm đổi mới và sáng tạo.
Doanh nghiệp Việt nếu biết áp dụng những yếu tố tạo nên thành công của người Nhật kể trên, kết hợp quyết tâm tăng năng suất lao động, tập trung đầu tư vào nghiên cứu phát triển (R&D), tin rằng một ngày không xa cũng sẽ vươn ra biển lớn thành công.
Theo Doanh nhân Sài gòn